Góp ý

Chính phủ tiếp tục đặt mục tiêu giảm 5-10% cả 3 tiêu chí TNGT

Năm 2020, Chính phủ tiếp tục đặt mục tiêu giảm tai nạn giao thông (TNGT) từ 5-10% số vụ, số người chết, bị thương so với năm 2019.

Keyword đầu tiên có dấu
Báo cáo của Chính phủ cho thấy, các vụ TNGT chủ yếu xảy ra trên cao tốc (chiếm gần 40%). Số còn lại tập trung chủ yếu trong nội thị (gần 30%) và tỉnh lộ (gần 15%).

Hơn 86% TNGT liên quan nam giới

Chính phủ vừa báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự ATGT năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2020. Theo đó, năm 2020, Chính phủ tiếp tục đặt mục tiêu giảm TNGT từ 5-10% số vụ, số người chết, bị thương so với năm 2019.

Báo cáo của Chính phủ cũng cho hay, 9 tháng đầu năm 2019 (tính từ ngày 15/12/2018 đến 14/9/2019), toàn quốc xảy ra hơn 12.600 vụ TNGT, làm chết hơn 5.600 người, bị thương hơn 9.600 người. So với cùng kỳ năm 2018, giảm 567 vụ (4,28%), giảm 353 người chết (5,87%) và giảm 700 người bị thương (6,78%). Trong số này, hơn 12.500 vụ TNGT đường bộ, 121 vụ tai nạn đường sắt, 43 vụ đường thuỷ và 10 vụ tai nạn hàng hải.

Báo cáo của Chính phủ cũng thừa nhận, 9 tháng đầu năm 2019 vẫn còn xảy ra một số vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội, nhất là tai nạn liên quan đến xe tải, xe mô tô; tai nạn do lái xe vi phạm nồng độ cồn, sử dụng ma túy. Điển hình như vụ lái xe container dương tính với ma tuý đâm vào 21 xe máy đang dừng chờ đèn đỏ ở Long An làm chết 4 người, bị thương 19 người; hay vụ lái xe tải có ma tuý đâm vào đoàn người đi viếng nghĩa trang ở Hải Dương, làm chết 8 người, bị thương 7 người...

Trong khi đó, việc kiểm tra, phát hiện, xử lý hầu như chỉ phụ thuộc vào hoạt động tuần tra, kiểm soát của CSGT và các đợt khám sức khoẻ bắt buộc tập trung do ngành GTVT, Y tế thực hiện, tỷ lệ còn thấp so với thực tế. Vai trò chủ động phát hiện, ngăn ngừa lái xe sử dụng ma tuý, chất kích thích của chủ xe, chủ doanh nghiệp vận tải còn rất hạn chế.

"Đáng lưu ý, tình hình chống đối CSGT khi thi hành nhiệm vụ diễn biến phức tạp với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng. Các đối tượng vi phạm rất manh động, liều lĩnh và coi thường pháp luật. Toàn quốc đã xảy ra 27 vụ, làm 1 đồng chí hy sinh, 12 đồng chí bị thương; bắt giữ 38 đối tượng", báo cáo của Chính phủ nêu.

Phân tích rõ nguyên nhân xảy ra TNGT, báo cáo của Chính phủ cũng chỉ rõ có 22,82% do người điều khiển phương tiện vi phạm làn đường, phần đường; 7,66% do vi phạm tốc độ xe chạy; 9,94% do chuyển hướng không chú ý; 6,14% do không nhường đường; 5,49% do vượt xe sai quy định; 6,8% do vi phạm quy trình thao tác lái xe; 2,58% do tránh xe; 1,89% do sử dụng rượu bia; 2,11% do người đi bộ; 34,57% do vi phạm biển báo hiệu đường bộ, dừng đỗ sai quy định, không có GPLX, phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật, do công trình giao thông và các nguyên nhân khác.

Về giới tính, 86,34% vụ TNGT xảy ra là do nam giới. Về độ tuổi, 6,59% vụ liên quan đến người dưới 18 tuổi; 27,55% vụ liên quan người từ 18 đến dưới 27 tuổi; 54,86% vụ liên quan đến người từ 27 đến 55 tuổi và chỉ có 11% số vụ liên quan đến người trên 55 tuổi.

Số vụ TNGT đa phần xảy ra trong khung giờ từ 18-24h (chiếm và 38,39%). Kế đó là khung giờ từ 12-18h (chiếm 30,19%). 10,86% số vụ xảy ra trong khung giờ từ 0-06h. 20,56% xảy ra trong khoảng thời gian từ 6-12h.

Các vụ tai nạn cũng chủ yếu xảy ra trên cao tốc (chiếm gần 40%). Số còn lại tập trung chủ yếu trong nội thị (gần 30%) và tỉnh lộ (gần 15%).

Siết chặt công tác đào tạo cấp GPLX, thay bộ câu hỏi mới

Về công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, báo cáo của Chính phủ cho biết, để tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, Bộ GTVT đã ban hành bộ 600 câu hỏi thay bộ 450 câu hỏi dùng cho sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; nghiên cứu triển khai bổ sung nội dung sát hạch “Xử lý các tình huống giao thông trên phần mềm mô phỏng”; triển khai “Đề án nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng đào tạo, sát hạch và quản lý giấy phép lái xe đảm bảo ATGT”.

Bộ GTVT cũng thực hiện sửa đổi Thông tư số 12/2017 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, theo hướng yêu cầu các cơ sở đào tạo lái xe ứng dụng CNTT trong công tác quản lý đào tạo để nhận dạng và đảm bảo theo dõi thời gian học lý thuyết môn học pháp luật giao thông đường bộ đối với học viên học lái xe ô tô; yêu cầu các cơ sở đào tạo lái xe trang bị và duy trì ca bin học lái xe ô tô, thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường và bổ sung nội dung học lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông.

Ngoài ra, trong dự thảo nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, Bộ GTVT đã tham mưu cho Chính phủ bổ sung 21 hành vi, nhóm hành vi trên cơ sở mô tả cụ thể hành vi vi phạm về điều kiện kinh doanh của các cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe để xử lý cho phù hợp với thực tiễn.

Theo số liệu thống kê, giai đoạn từ 16/12/2018 đến 10/9/2019, các đơn vị chức năng đã cấp 809.515 giấy phép lái xe ô tô (trong đó cấp mới hơn 501.000; cấp đổi, cấp lại hơn 308.000), 1.160.463 giấy phép lái xe mô tô (cấp mới hơn 798.600; cấp đổi, cấp lại hơn 361.700).

"6 địa phương có số người chết do TNGT tăng trên 10%
Báo cáo tình hình TNGT theo địa phương trong 9 tháng đầu năm, Chính phủ cho hay, có 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có số người chết do TNGT giảm so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó 22 địa phương giảm trên 10% số người chết gồm: Kiên Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh, Tây Ninh, Lào Cai, An Giang, Bến Tre, Lai Châu, Đăk Nông, Phú Yên, Đồng Tháp, Cao Bằng, Bình Định, Nam Định, Kon Tum, Quảng Trị, Cà Mau, Bắc Ninh, Hà Tĩnh, Gia Lai, Sơn La, thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, các tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh, Tây Ninh, Lào Cai, An Giang, Bến Tre giảm trên 30% số người chết do TNGT.
Tuy nhiên, vẫn còn 16 địa phương có số người chết do TNGT tăng so với cùng kỳ 2018, trong đó 6 tỉnh tăng trên 10% là: Bình Thuận, Thừa Thiên Huế, Hải Dương, Vĩnh Phúc Hà Nam, Khánh Hòa."
 
Liên quan đến công tác kiểm soát tải trọng phương tiện, báo cáo của Chính phủ nêu rõ, Bộ GTVT tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm soát tải trọng phương tiện tại đầu nguồn hàng; Chỉ đạo các đơn vị quản lý đường bộ tăng cường kiểm soát xe quá tải tại các đầu mối nguồn hàng và kiểm soát đột xuất xử lý tại các điểm nóng có dấu hiệu vi phạm tải trọng trên các tuyến quốc lộ trọng điểm.
Kết quả, trong 9 tháng đầu năm 2019, các trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động, cố định, Thanh tra các Sở GTVT và công chức Thanh tra các Cục QLĐB sử dụng cân xách tay đã tiến hành kiểm tra hơn 124.500 xe, trong đó có 13.000 xe vi phạm (chiếm tỉ lệ 10,4%), tước 4.434 giấy phép lái xe, xử phạt nộp Kho bạc Nhà nước 138,53 tỷ đồng.
Nguồn: ATGT.VN


Bài viết liên quan

07/10/24
Truyền thông “Gia đình có trách nhiệm trong thực hiện an toàn giao thông” cho hội viên, phụ nữ tại Cần Thơ

rung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam vừa phối hợp Hội Liên hiệp Phụ ...

16/11/23
Cần Thơ: Hưởng ứng Ngày thế giới tưởng niệm nạn nhân tử vong do TNGT

Tác giả: Ngọc Phạm 22:24 15/11/2023 kinhtedothi.vn Kinhtedothi - Ngày 15/11, Ban An ...

27/10/23
Trẻ mẫu giáo Cần Thơ hào hứng trải nghiệm kỹ năng An toàn giao thông

Trẻ mẫu giáo Cần Thơ hào hứng trải nghiệm kỹ năng An toàn giao ...

17/09/21
Cần Thơ: Ông lão tật nguyền vá đường và ông lão hút đinh được Bộ trưởng GTVT khen

Hai ông lão đất Tây Đô không hề quen biết nhau, nhưng với tấm lòng thiện ...

31/08/21
Vĩnh Thạnh: Đoàn viên xã Thạnh Tiến tham gia đảm bảo an toàn giao thông 

Từ đầu năm 2021 đến nay, Ban Chấp hành (BCH) Xã đoàn Thạnh Tiến, huyện Vĩnh ...

Thiết kế web giá rẻ